“XẾ CƯNG” CỦA BẠN CẦN GÌ KHI MÙA MƯA ĐẾN?

Mùa mưa ở Sài Gòn thường bắt đầu từ tháng 4-5 và kéo dài tới tận tháng 9-10, có năm kết thúc muộn hơn chút. Các cơn mưa ở Sài Gòn thường đến rồi qua đi rất nhanh, một số trận mưa kéo dài dẫn đến hiện tượng ngập lụt cục bộ. Điều này không chỉ gây cản trở đối với tình hình giao thông, mà còn vô tình làm ảnh hưởng đến các phương tiện trên đường, đặc biệt là ô tô.

Với tình trạng giao thông ở Sài gòn, thì việc ô tô bị chết máy do đường ngập nước là khá phiền phức, đồng thời, lái xe trong điều kiện thời tiết như vậy rất khó khăn nên chúng ta cần phải trang bị cho xe các điều kiện cần thiết để vận hành tốt, an toàn. Thanh Phong Auto gởi đến anh chị một số kỹ năng để giúp ích cho anh chị trong việc vận hành xe vào mùa mưa:

Phần 1 Những việc cần kiểm tra chăm sóc xe trước mùa mưa bắt đầu.

Phần 2 Một số kỹ năng cần thiết khi lái xe trong cơn mưa và chăm sóc xe sau khi đi mưa.

Trong phạm vi bài viết này Thanh Phong Auto gởi đến các bạn Phần 1; Phần 2 sẽ được gởi ở bài tiếp theo.

Phần 1: Những việc cần kiểm tra chăm sóc xe trước mùa mưa bắt đầu.

Đảm bảo tầm nhìn khi chạy xe trong mùa mưa.

Trong quá trình sử dụng thiết bị xuống cấp dần theo thời gian, một số chi tiết hỏng hóc là điều khó tránh khỏi, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết nắng mưa thất thường như hiện nay. Các bộ phận này phải tiếp xúc và chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các tác động bên ngoài, nên việc bị hỏng hóc thường xuyên là chuyện khá dễ hiểu.

Khi di chuyển trong điều kiện thời tiết mưa gió, tầm nhìn bị ảnh hưởng rất nhiều, ảnh hưởng đến an toàn cho người lái và cả hành khách trên xe. Để cải thiện điều này, trước mối chuyến đi chúng ta nên kiểm tra các chi tiết bên ngoài như kính chắn gió, đèn pha … đảm bảo chúng trong tình trạng tốt, không bị mờ đục, không có vật cả ảnh hướng đến độ sáng, tầm nhìn.

Đèn pha, đèn hậu

Đối với đèn pha, đèn hậu sau một thời gian sử dụng, do chịu tác dụng của môi trường bên ngoài cộng với lượng nhiệt tỏa ra trong quá trình phát sáng, dẫn tới bề mặt đèn pha bị mờ đục, rạn nức, xuất hiện các mảng ố vàng. Để giải quyết vấn đề này, đảm bảo được độ sáng của đèn chúng ta có những phương án như đánh bóng bề mặt bên ngoài của đèn, loại bỏ các mảng ố đục màu, trang bị cho đèn những loại bóng đèn siêu sáng … Một số trường hợp do đèn quá xuống cấp chúng ta phải tiến hành thay mới.

Quan sát mặt gương đèn có mờ hoặc đục không?

Kính chắn gió, gương hậu

Đối với gương chắn gió, kính hậu chúng ta phải thường xuyên vệ sinh bằng các dung dịch chuyên dụng, đảm bảo cho gương trong, sáng, khống bị ố.

Vệ sinh kính lái thật sạch

Hệ thống gạt mưa, rửa kính.

Là bộ phận hoạt động rất nhiều trong mùa mưa, rất hữu dụng trong việc đảm bảo tầm nhìn của tài xế. Vì vậy, hãy kiểm tra cần gạt nước thường xuyên để chắc chắn rằng chúng luôn hoạt động tốt. Nếu cần thiết chúng ta nên thay lại cần gạt nước mới và kiểm tra lại tất cả các chế độ hoạt động của hệ thống gạt mưa. Các dấu hiệu hư hỏng của cần gạt nước như lớp cao su bị rạn nức, cong vênh không có độ bám vào kính, không gạt sạch nước mưa.

Gạt mưa cần ôm sát mặt kính

Gạt nước mưa chuẩn

Kiểm tra bình nước rửa kính, chăm bổ sung khi thiếu, dùng dung dịch chuyên dùng để dể dàng làm sạch kính và bảo vệ các thiết bị khác. Các đường ống dẫn nước, motor … cũng cần phải kiểm tra đảm bảo hoạt động bình thường.

Kiểm tra hệ thống thoát nước cửa kính sunroof, kính hậu, các ron cửa

Kiểm tra các ron cửa

Thời tiết năng mưa như Sài Gòn làm cho các chi tiết cao su bị rạn nức, lão hóa nhanh chóng, dẫn tới nước mưa có thể bị rò rỉ vào gây nên tình trạng ẩm mốc trên xe hoặc nặng hơn làm cho xe bị vào nước ảnh hưởng không nhỏ đến các hộp điều khiển, hệ thống điện trên xe. Các vị trí chúng ta cần lưu ý như ron kính chắn gió trước, các ron cửa, ron cốp sau xe, Các đệm cao su dưới gầm xe.

Nếu cần thiết làm lại các ron

Theo cấu tạo, phần lớn các cửa sổ trời đều có một lỗ nhỏ để thoát nước mưa. Lỗ thông nước này rất dễ bị tắc do bụi bẩn hay lá cây. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc nước mưa sẽ bị thấm vào trong khoang nội thất. Mặt khác, để phát huy tối đa công năng của cửa sổ trời, chúng ta cần thường xuyên vệ sinh, loại bỏ hết bụi bẩn ở các vị trí rảnh thoát nước, ống thoát nước của hệ thống.

Lổ thoát nước của cửa sổ trời

Nhìn từ bên trong

Đảm bảo hệ thống điện.

Vào mùa mưa, chúng ta sẽ sử dụng nhiều hơn và cùng lúc các trang bị như đèn pha hoặc cần gạt nước và một số bộ phận tiêu hao điện khác… điều này gây áp lực và buộc cho ắc quy phải hoạt động nhiều hơn.

Đo kiểm Ắc Quy

Vệ sinh , siết chặc các điểm tiếp xúc cần thiết

Hơn thế khi phải việc phải bơi giữa đường ngập nước sẽ khiến cho đa số xe của chúng ta đều bị chết máy. Do đó hãy kiểm tra ắc quy và bảo dưỡng xe để chắc chắn là nó vẫn đủ mạnh để hoạt động tốt trong cả mùa mưa, có thể sạc lại ắc quy hoặc thay mới luôn nếu cần thiết.

Cũng cần chú ý đảm bảo nước không lọt vào xe và các dây điện không bi hở hay đứt đoạn để tránh tình trạng cháy nổ do chập điện và ảnh hưởng đến an toàn của hành khách.

Kiểm tra lốp xe và phanh xe định kỳ.

Kiểm tra đĩa thắng

Quan sát tình trạng lốp

Kiểm tra bố thắng

Vào mùa mưa đường thường trơn trượt vì vậy phải trang bị cho xe bộ lốp đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, chịu lực, độ bám đường tốt đặt biệt khi vào cua, đánh lái… nếu không bám đường tốt, chắc chắn sẽ dễ dẫn đến tình trạng bị rê bánh hoặc mất lái, nghiêm trọng hơn có thể gây ra tai nạn hoặc va chạm không mong muốn.

Các lưu ý về lốp:

Hạn sử dụng: Sau 5 năm chưa thay phải thường xuyên kiểm tra lốp.

Độ mòn lốp: độ mòn gờ lốp chỉ còn khoảng 0.16cm thì nên thay thế ngay.

Kiểm tra bằng mắt thường: kiểm tra các vết nứt, phù, gai lốp. Nếu lốp phù, nứt nặng nên thay thế ngay.

Nên đảo lốp mỗi 20.000km, nếu lốp mòn không dều phải canh chỉnh góc đặt bánh xe ngay

Áp suất trong lốp: bơm hơn đủ áp suất, lóp sẽ vận hành tốt hơn và tăng tuổi thọ sử dụng lốp. Áp suất thông thường của lốp xe du lịch là 2,1bar, tương đương 30psi. Nếu cẩn thận hơn bạn xem thông số áp suất lốp của chính xe mình sử dụng trong hướng dẫn của nhà sản xuất, hoặc tem dán ngay ngạch cửa trước trái hoặc phải.

Một bộ phận khác đóng vai trò quyết định trong việc đảm bảo an toàn cho xe, chính là hệ thống phanh. Chắn rằng các má phanh của xe vẫn có đủ ma sát và hệ thống phanh vẫn tuân thủ và đảm bảo các thông số kỹ thuật của nhà sản xuất. Bạn có thể ghé Thanh Phong Auto để được kiểm tra tốt hơn.

Bảo vệ gầm xe

Phun bảo vệ gầm

Kiểm tra làm sạch trước khi phun bảo vệ gầm

Gầm xe là bộ phận tiếp xúc nhiều nhất với nước khi di chuyển trong trời mưa. Bộ phận này thường được cấu thành từ các vật liệu bằng kim loại, khả năng bị oxi hóa rất cao, dễ bị ăn mòn khi tiếp xúc với nước trong thời gian dài. Vì vậy, đây là bộ phận bạn cần phải chăm sóc bảo dưỡng xe nhiều trong mùa mưa.

Mùa mưa ở Sài Gòn thường bắt đầu từ tháng 4-5 và kéo dài tới tận tháng 9-10, có năm kết thúc muộn hơn chút. Các cơn mưa ở Sài Gòn thường đến rồi qua đi rất nhanh, một số trận mưa kéo dài dẫn đến hiện tượng ngập lụt cục bộ. Điều này không chỉ gây cản trở đối với tình hình giao thông, mà còn vô tình làm ảnh hưởng đến các phương tiện trên đường, đặc biệt là ô tô.

Với tình trạng giao thông ở Sài gòn, thì việc ô tô bị chết máy do đường ngập nước là khá phiền phức, đồng thời, lái xe trong điều kiện thời tiết như vậy rất khó khăn nên chúng ta cần phải trang bị cho xe các điều kiện cần thiết để vận hành tốt, an toàn. Thanh Phong Auto gởi đến anh chị một số kỹ năng để giúp ích cho anh chị trong việc vận hành xe vào mùa mưa:

Contents [show]

Phần 2: Một số kỹ năng cần thiết khi lái xe trong cơn mưa và chăm sóc xe sau khi đi mưa.

** Những lưu ý khi lái xe trong mưa.

1/ Liệu bạn có thể thay đổi lộ trình?

Trong quá trình di chuyển bất chợt gặp phải cơn mưa lớn, đầu tiên bạn hãy nghĩ đến cung đường bạn đang đi có hay bị ngập nước không? Nếu có liệu bạn có thể chuyển hướng sang đi cung đường khác ít có khả năng bị ngập hơn không? Nếu bạn có thể chọn được như bước này, chúc mừng bạn! còn như không thể chuyển hướng hoặc bắt buộc xe bạn phải tiếp tục di chuyển trong cung đường mưa to và ngập nước cũng không sao cả, Thanh Phong Auto khuyên bạn đọc kỹ các bước tiếp theo sau đây.

2/ Chú ý quan sát, giảm tốc độ

Trong các trường hợp mưa to, cần giảm tốc, chú ý quan sát vì trời mưa sẽ làm giảm tầm nhìn, mở chế độ gạt nước để không bị bùn đất của xe đi ngược chiều bắn lên làm mất tầm nhìn. Mặt khác, không nên tăng tốc hay điều khiển xe cơ động đột ngột, dễ làm trượt bánh mất lái.

3/ Bật đèn pha

Trong điều kiện thời tiết mưa, đặc biệt là những cơn mưa lớn, tầm nhìn bị hạn chế việc bật đèn pha sẽ giúp những chiếc xe lưu thông ngược chiều dễ dàng nhận biết từ đó tránh những va chạm không đáng có.

4/ Đi chậm, giữ khoảng cách với xe phía trước, tránh phanh gấp

Trời mưa lớn dễ dẫn tới hiện tượng xe bị trơn trượt. Mặt khác, độ nhạy của phanh trong điều kiện đường ướt kém hơn nhiều lần so với đường khô, do đó lưu thông với tốc độ chậm là một biện pháp an toàn hàng đầu khi trời mưa. Không nên phanh quá gấp, sẽ khiến cho chiếc xe phía sau khó tính toán được khoảng cách an toàn và đâm mình. Trường hợp phải dùng phanh thì giảm ga hoặc rà nhẹ chân phanh để giảm tốc độ và luôn nhớ phanh sớm hơn, nhẹ hơn so với bình thường.Ngoài ra, khi lái xe bạn cũng phải chú ý tới yếu tố khoảng cách với những xe lưu thông phía trước, nên giữ khoảng cách lớn gấp 2 lần chiều dài thân xe để đảm bảo độ an toàn khi di chuyển.

5/ Chọn làn đường ở giữa để tránh bị ngập nước

Mặt đường Việt Nam thường được làm cao lên ở giữa để nước chảy sang hai bên. Do đó, nếu điều kiện cho phép, hãy chạy xe ở giữa làn đường, vì ở 2 bên đường thường trũng, lượng nước ngập nhiều hơn.

6/ Xem xét khi đi qua vùng ngập nước

Nếu nước ngập đến cạnh dưới cửa xe thì bạn nên đi đường khác bởi vì nước ngập sẽ làm hư hỏng nặng hệ thống điện, chưa kể đến rủi ro thủy kích. Các vũng nước cũng ấn chứa những hố sâu mà khi quan sát bạn không thể nhận ra. Khi xe chạy qua gây va đập mạnh làm hư hại lốp và hệ thống giảm xóc của xe…. Nếu trường hợp phải đi qua vùng ngập nước, bạn nên tháo lọc gió động cơ ra để lấy gió trực tiếp từ khoang động cơ vào, thay vì qua đường khí nạp theo xe để tránh cho nước khỏi vào động cơ. Sau khi vượt qua đoạn ngập lụt, bạn có thể lắp lọc gió động cơ trở lại bình thường.

Nguyên tắc khi đi trong vùng ngập nước là để số thấp và tua máy cao. Hãy giữ vòng tua động cơ cao để tránh nước lọt vào ống xả, khiến xe “chết máy”. Với xe số sàn, nên để số 1, còn với xe số tự động có các số D1, D2… hãy chuyển về D1, cố gắng giữ vòng tua máy cao nhất ở mức có thể.

7/ Đừng cố khởi động lại khi xe chết máy

Khi vào đường ngập nước, tránh mở cửa ngay khi xe bị chết máy mà cần chú ý tới mức nước có vượt qua mép sàn xe hay chưa, nếu cao hơn thì tuyệt đối không được mở cửa, vì sẽ làm nước bên ngoài tràn vào làm ướt nội thất bên trong, hư hỏng các hệ thống điện tử. Trong trường hợp này, cần mở cửa sổ để ra vào xe.

Nếu xe bị tắt máy đột ngột giữa vùng ngập thì tuyệt đối không được khởi động lại vì có thể nước tràn vào động cơ gây thủy kích, làm cong tay biên, vỡ thành máy…. Cách tốt nhất là nên rút chìa khoá điện, đẩy xe đến vị trí cao và gọi ngay cứu hộ.

8/ Cứu hộ

Bài viết tương tự